Cách dùng Ping kiểm tra tốc độ mạng

Mọi người thường nói dùng Ping để kiểm tra tốc độ mạng. Vậy Ping là gì, cách kiểm tra như nào và các ý nghĩa của thông số này là gì? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có cho mình đáp án nhé!

Ping là gì?

Ping được viết tắt của từ Packet Internet Groper, là một công cụ cho mạng máy tính sử dụng trên các mạng TCP/IP để kiểm tra xem có thể kết nối tới một máy chủ cụ thể nào đó hay không. Ngoài ra, Ping còn ước lượng khoảng thời gian trễ trọn vòng để gửi gói dữ liệu cũng như tỉ lệ các gói dữ liệu có thể bị mất giữa hai máy.

Nói đơn giản hơn, Ping dùng để kiểm tra kết nối của hai hay nhiều thiết bị trên 1 đường truyền, hoặc kiểm tra kết nối từ máy trạm tới máy chủ mà nó kết nối bằng cách đo tổng thời gian gửi và trả về của gói dữ liệu chuẩn.

Ý nghĩa của Ping

Chắc hẳn có lúc bạn nhấp vào một trang nào đó như đọc báo, nghe nhạc, xem phim,… nhưng phải mất một lúc sau web mới bắt đầu tải, đó được gọi là độ trễ. Chính vì vậy, lệnh Ping cũng góp phần đo lường tốc độ duyệt web, cũng như cho biết chất lượng dịch vụ mạng của bạn.

Với những bạn thường xuyên chơi game online, Ping có lẽ là một thông số không hề xa lạ. Nhiều game có hiển thị thông số này trên góc màn hình để thấy được tốc độ đường truyền mạng. Nếu như con số này lên đến hàng trăm ms (mili giây), chắc chắn việc chơi game của bạn sẽ bị giật lag.

Khi bạn thấy chơi game trực tuyến chậm chạp mà chỉ số Ping quá cao thì rõ ràng đường truyền mạng chính là nguyên nhân, chứ không phải do cấu hình máy mà một số người thường lầm tưởng.

Lệnh Ping hoạt động như thế nào?

Bạn có thể hiểu đơn giản như sau:

  • Máy tính hoặc thiết bị A sẽ gửi đi 1 tín hiệu, 1 gói tin – packet đến địa chỉ IP của máy tính, thiết bị B.
  • Thiết bị B Có nhận được tín hiệu, gói tin – packet từ phía A hay không?
  • Phản hồi từ B trả về cho A và hiển thị thành kết quả của lệnh Ping.

Hướng dẫn cách sử dụng lệnh Ping trên máy tính laptop.

Có 2 cách sử dụng lệnh Ping:

  • Sử dụng trực tiếp qua hộp thoại Run
  • Sử dụng ping trong cửa sổ dòng lệnh CMD

Sử dụng ping trong hộp thoại Run

Trên bàn phím bạn hấn tổ hợp phím Windows + R rồi mở hộp thoại Run rồi gõ vào

Ping dấu cách Ip( cần ping) -t

Ví dụ: ping google

Ping 8.8.8.8 –t

Kết quả của lệnh Ping trên

Sử dụng ping trong cửa sổ dòng lệnh CMD

Bước 1: Trên bàn phím bạn nhấn cùng lúc 2 phím sau Windows + R gõ vào CMD để mở hộp thoại CMD

Bước 2: Nhập lệnh ping dưới đây:

>>Ping dấu cách Ip( cần ping)<<

Một số lệnh Ping thông dụng

  • ping : Ping 4 lần đến máy chủ. Ví dụ: ping tip.com.vn
  • ping-t : Ping liên tục tới máy chủ, cho tới khi đóng cửa sổ Command. Ví dụ: ping com.vn  -t
  • ping< máy chủ>-lsize : Tùy chính kích thước gói tin (tính theo bytes) sử dụng để Ping. Ví dụ: ping com.vn  -l 256
  • ping-n : Tùy chính số lần thực hiện lệnh Ping. Ví dụ: Ping 8.8.8.8.8 -n 10

Chú ý: Đơn vị đo thời gian tính bằng mili giây.

Kích thước gói tin tính bằng byte

Để xem thêm cú pháp lệnh Ping khác bạn có thể nhập lệnh sau vào Command:  ping /?

Các kết quả Ping thường gặp.

  • Request time out: Không có phản hồi từ đích đến
  • Destination host unreachable: Đích đến không tồn tại
  • Reply from 8.8.8.8 : bytes=32 time=68ms TTL=54: Gửi gói tin có dung lượng 32 bytes tới địa chỉ IP: 8.8.8.8, thời gian phản hồi là 32 mili giây, TTL (time to live – vòng đời gói) là 54.
  • Packets: Sent = 4, Received = 4, Lost = 0 (0% loss): Các gói tin: Đã gửi = 4, đã nhận = 4, thất bại 0 (0%)

Ý nghĩa thông số kết quả trả về khi kiểm tra Ping

Khi kết quả trả về với time (ms) thấp thì tức là mạng của bạn khá nhanh. Time giao động ổn định tức là mạng của bạn ổn định và rất tốt.

Ngược lại, nếu chỉ số ping cao tức time (ms) cao thì mạng của bạn chậm, thời gian phản hồi lâu, và tất nhiên sẽ khiến cho bạn sử dụng mạng một cách chậm chạp.

Nếu bị request time out tức là không thể phản hồi đồng nghĩa với việc kết nối Internet của bạn bị gián đoạn hoặc ngắt kết nối. Lúc này, bạn cần kiểm tra thiết bị kết nối nhé!

Lời kết.

Trên đây là toàn bộ lý thuyết Ping là gì? Cách sử dụng các lệnh Ping thông dụng như thế nào. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích dc cho các bạn. Pc Tools chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *