Nhiệt độ CPU bao nhiêu là ổn?

Việc giải đáp thắc mắc nhiệt độ CPU bao nhiêu là tốt sẽ rất cần thiết nếu bạn thường xuyên chơi game hoặc sử dụng máy tính với các tác vụ nặng, đặt CPU vào tình trạng phải hoạt động tối đa.

Máy tính sản sinh nhiệt như thế nào?

Không chỉ CPU máy tính mà tất cả các vật dụng chạy bằng năng lượng điện đều sẽ tỏa nhiệt trong quá trình vận hành. Đây là một hiện tượng vật lý cơ bản khi năng lượng chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Khi dòng điện chạy qua máy, toàn bộ hệ thống linh kiện sẽ tỏa nhiệt nhưng CPU với công suất hoạt động cao nhất sẽ sản sinh ra lượng nhiệt nhiều nhất.

Nếu mức nhiệt độ nằm trong ngưỡng cho phép thì quá trình vận hành của máy vẫn diễn ra bình thường, nhưng nếu nhiệt độ CPU quá cao sẽ dẫn tới hậu quả là làm giảm xung chip hoặc thậm chí sập nguồn.

Tại sao phải kiểm tra nhiệt độ CPU?

CPU thường được ví như bộ não của máy tính. Việc kiểm tra nhiệt độ CPU của hệ thống cũng nên được thực hiện định kỳ thường xuyên để đảm bảo hệ thống được hoạt động ổn định. Tuy nhiên, rất nhiều người mặc dù dùng máy tính đã lâu nhưng vẫn không biết nhiệt độ CPU bao nhiêu là ổn, đặc biệt là những người “mù công nghệ”.

Bộ xử lý máy tính của bạn thực hiện hàng triệu hoạt động mỗi giây và điều này có thể khiến nó bị nóng dần lên. Nếu nó quá nóng, máy tính của bạn có thể gặp phải các vấn đề về ổn định hệ thống, treo máy và làm chậm máy tính hoặc thậm chí là gây ra thiệt hại lâu dài.

  • Ép xung: Nếu bạn đang ép xung CPU vượt quá giới hạn của nó, nhiệt độ chắc chắn sẽ tăng lên đáng kể nên việc theo dõi nhiệt độ phải được làm thường xuyên.
  • Sử dụng Ultrabook siêu mỏng: Một thiết bị siêu mỏng rất tiện lợi trong việc di chuyển nhưng mặt trái của nó là máy tính của bạn có ít không gian để làm mát hơn. Nếu bạn làm việc liên tục trong thời gian dài với các tác vụ nặng như chơi game hay thiết kế đồ họa hoặc làm việc trong thời tiết nắng nóng thì cũng nên để ý đến nhiệt độ của CPU
  • PC cũ đã được sử dụng trong một thời gian dài: Theo thời gian, bụi bẩn có thể tích tụ bên trong máy tính làm ảnh hưởng đến hoạt động của quạt tản nhiệt. Khi kiểm tra thấy nhiệt độ cao thì cũng là lúc bạn nên vệ sinh lại toàn bộ máy.

Điều gì khiến nhiệt độ CPU laptop quá cao?

Trước khi trả lời câu hỏi nhiệt độ CPU bao nhiêu là ổn định, bạn cần tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến tình trạng CPU laptop nóng quá mức quy định, có một vài lý do phổ biến cần lưu tâm nếu nhận thấy laptop tỏa nhiệt quá nhiều:

Hệ thống linh kiện tản nhiệt như quạt và keo không được bảo dưỡng định kỳ, cộng với việc bụi bẩn tích tụ ở khung máy khiến việc tỏa nhiệt ra ngoài trở nên khó khăn.

Phần cứng hoạt động công suất cao vượt mức, người dùng tiến hành ép xung CPU để buộc thiết bị vận hành với tần suất cao và ngốn điện hơn.

Thói quen kê, đặt laptop lên những vị trí khó thoát nhiệt như gối, đệm, chăn.

Pin laptop – Wear level đã chai sau một thời gian dài phục vụ, bộ sạc đi kèm theo máy không còn đảm bảo chất lượng sau nhiều năm vận hành.

Nhiệt độ CPU bao nhiêu là bình thường.

CPU cũng giống như chính bản thân chúng ta vậy cũng có lúc nghỉ ngơi làm việc nhẹ và có lúc làm việc nặng nhọc và tùy theo trạng thái khác nhau và tùy loại CPU mà nhiệt độ CPU sẽ khác nhau.

CPU nhàn rỗi – Idle Temperature: Là nhiệt độ CPU khi chỉ hiển thị màn hình desktop Windows khi không mở bất kỳ cửa sổ hay ứng dụng nào.

  • CPU Intel nhiệt độ khi không tải rơi vào khoảng từ 28 – 43 độ C.
  • CPU AMD nhiệt độ khi không tải rơi vào khoảng 30 – 45 độ C .

CPU hoạt động cơ bản – Normal Temperature: Là nhiệt độ mà CPU khi thực hiện các công việc bình thường như chơi game, xem phim, ảo hóa, lướt web.

  • CPU Intel nhiệt độ khi làm việc cơ bản rơi vào khoảng 47 – 65 độ C.
  • CPU AMD nhiệt độ khi làm việc cơ bản rơi vào khoảng 48 – 67 độ C.

CPU hoạt động tối đa – Max Temperature: Khi CPU hoạt động tối đa sẽ sinh ra nhiều nhiệt nhất. Mức nhiệt độ tối đa nằm ở trong khoảng mà nhà sản xuất Intel và AMD đã quy định từ trước. Nếu vượt qua ngưỡng nhiệt tối đa thì máy sẽ dừng hoạt động.

  • CPU Intel nhiệt độ khi làm việc hết công suất rơi vào khoảng 66 – 80 độ C.
  • CPU AMD nhiệt độ khi làm việc hết công suất rơi vào khoảng 68 – 82 độ C.

Thôn thường khi nhiệt độ CPU trên 85 độ C ở hầu hết các máy máy tính sẽ tự shutdows hoặc khởi động lại để bảo vệ các linh kiện của máy.

Như vậy nhiệt độ CPU dưới 80 độ là hoàn toàn bình thường nếu chạy nhiều tác vụ.

Nhiệt độ CPU bao nhiêu là ở trạng thái tối đa

Trạng thái tối đa (Max Temperature) là khi bạn đẩy CPU vào tình trạng vận hành 100% công suất liên tục không ngừng. Thông thường, đây sẽ là ngưỡng nhiệt độ CPU khi chơi game quá nặng hay render video trong thời gian dài. Bạn cần lưu ý trong mọi trường hợp, bạn cần duy trì ngưỡng nhiệt CPU nằm trong phạm vi quy định khuyến cáo của Intel và AMD là:

  • Nhiệt độ CPU Intel tốt khi hoạt động tối đa: Dao động trong khoảng 66 độ C đến 90 độ C.
  • Nhiệt độ CPU AMD tốt khi hoạt động tối đa: Luôn rơi vào tầm từ 68 độ C đến 92 độ C.

Cách giảm nhiệt độ CPU.

Nếu đột nhiên thấy hiệu suất máy tính giảm hoặc máy tính đột ngột tắt hay khởi động lại hãy nghĩ đến vấn đề CPU bị quá nhiệt. Kiểm tra ngay nhiệt độ CPU vầ có biện pháp giảm nó.

Khi CPU máy tính liên tục tăng nhiệt đến giới hạn nhiệt độ, bạn hãy thực hiện giảm nhiệt chúng bằng những mẹo sau:

  • Vệ sinh máy tính: Bạn nên thường xuyên kiểm tra và cho chiếc PC thân yêu của mình đi vệ sinh và làm sạch, đặc biệt là bộ phận quạt tản nhiệt. Bạn cũng có thể tự làm tại nhà với bộ dụng cụ vệ sinh máy tính chuyên dụng có bộ lọc bụi khí nén để mở máy tính và làm sạch dễ dàng.
  • Sử dụng giá đỡ dành cho máy tính xách tay: Nếu thường xuyên phải làm việc liên tục trong một thời gian dài thì bạn nên đầu tư một chiếc giá đỡ máy tính để nâng thiết bị lên cho thông thoáng, không khí lưu thông nhiều hơn.
  • Làm việc và sử dụng máy tính trong môi trường mát mẻ: Không đặt thiết bị của bạn dưới ánh nắng trực tiếp với nhiệt độ cao và giữ cho nhiệt độ xung quanh ở mức càng mát càng tốt.
  • Bảo trì, thay thế quạt tản nhiệt: Nếu quạt tản nhiệt bên trong PC đã hoạt động trong thời gian dài và không còn ổn định như trước nữa thì có lẽ đã đến lúc bạn nên cho nó nghỉ ngơi và thay vào đó là một bộ làm mát mạnh hơn, đồng thời tháo CPU để bôi thêm keo tản nhiệt.
  • Bảo vệ máy tính khỏi các phần mềm độc hại: Một số loại virus máy tính xâm nhập và tạo ra mức sử dụng CPU lên đến 100%, làm tăng đáng kể tải, nhiệt độ nên bạn cần kiểm tra, phát hiện và xóa ngay các phần mềm độc hại trên PC của mình.
  • Tắt các chương trình và ứng dụng nền: Chuyển các ứng dụng nền không sử dụng sang chế độ ngủ sẽ giúp giảm tải cho hệ thống của bạn.

Có thể thấy rằng nhiệt độ CPU càng thấp càng tốt và khi đó CPU sẽ luôn cho những tác vụ, xử lý nhanh và chính xác nhất. Nếu CPU của bạn có nhiệt độ quá cao đừng tiếc tiền hay công sức mà hạ nó xuống nhé. Pc Tools chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *