VRAM là gì? Cách tăng VRAM cho máy tính

Bạn chưa biết VRAM là gì? Hãy xem chi tiết trong bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu về khái niệm VRAM và cách để xem thông tin dung lượng VRAM trên máy tính Windows 10.

Vram là gì?

VRAM hay Video RAM là một loại bộ nhớ RAM đặc biệt hoạt động với bộ xử lý đồ họa của máy vi tính hoặc GPU. GPU chính là con chip nằm trên card đồ họa (hoặc trên video card) của máy tính. Nó đóng vai trò là bộ đệm giữa CPU và card màn hình, chạy cùng với chip nhớ GDDR.

VRAM máy tính cao hơn đồng nghĩa với việc máy tính có thể xử lý nhiều đồ họa hơn với tốc độ nhanh hơn. Dung lượng VRAM cao hơn còn có thể cung cấp tốc độ khung hình và kết xuất được tốt hơn. Card đồ họa có thể trang bị nhiều dung lượng VRAM khác nhau, vì VRAM nằm cạnh GPU trong card đồ họa, và nó được thiết kế với mục đích hoạt động ở cường độ cao.

VRAM dùng để làm gì?

Mục đích của VRAM là đảm bảo hiển thị đồ họa trên máy tính đồng đều và mượt mà. Nó đóng vai trò khá quan trọng trong các ứng dụng hiển thị kết cấu hình ảnh phức tạp hoặc hiển thị cấu trúc 3D đa giác như trò chơi điện tử, các chương trình thiết kế đồ họa 3D,…

Các loại VRAM

Window RAM (WRAM)

Đây là VRAM hiệu suất rất cao có cổng kép và có băng thông nhiều hơn nhiều hơn khoảng 25% so với VRAM bình thường nhưng lại có chi phí thấp hơn. Nó có các tính năng giúp đọc dữ liệu hiệu quả hơn để sử dụng trong việc điền khối và vẽ văn bản.

WRAM có thể sử dụng ở độ phân giải rất cao với màu sắc chân thực. Và có một lưu ý nhỏ dành cho bạn, Window RAM không có bất cứ gì liên quan tới Microsoft Windows.

Rambus Dynamic RAM (RDRAM)

Đây là VRAM được thiết kế độc quyền bởi Rambus, một công ty công nghệ chip tại Thung lũng Silicon của Mỹ. VRAM này được thiết kế bao gồm một bus độc quyền giúp tăng tốc độ luồng dữ liệu giữa VRAM và bộ đệm khung.

Multibank Dynamic (MDRAM)

Đây là loại VRAM hiệu suất cao, được phát triển bởi MoSys, chia hệ thống thành nhiều phần dung lượng 32 KB có thể truy cập riêng lẻ. Việc có ngân hàng các bộ nhớ riêng lẻ cho phép nhiều tác vụ được thực hiện đồng thời, làm tăng hiệu suất tổng thể của máy tính.

MDRAM cũng rẻ hơn, vì không giống như các dạng VRAM khác, nó có thể sản xuất dung lượng RAM phù hợp cho khả năng phân giải hình ảnh nhất định, thay vì bắt buộc dung lượng phải là bội số megabyte (MB).

Synchronous Graphics RAM (SGRAM)

Đây là một VRAM được đồng bộ hóa xung nhịp, là một bộ nhớ video chi phí thấp. SGRAM là bộ nhớ một cổng, nhưng nó có thể hoạt động giống như bộ nhớ cổng kép bằng cách mở hai trang bộ nhớ cùng lúc thay vì một trang.

Hướng dẫn cách tìm thông tin dung lượng VRAM trên máy tính.

Nếu chưa biết cách xem VRAM trong máy tính Windows 10 như thế nào thì bạn hãy theo dõi hướng dẫn sau nhé.

Xem VRAM bằng Setting

Bước 1: Nhấn Windows + I trên bàn phím để mở Settings.

Bước 2: Chọn mục System => sau đó nhấp vào Display trên thanh bên trái.

Bước 3: Cuộn chuột xuống dưới và nhấp vào Advanced Display setting

Bước 4: Nhấn tiếp vào Display adapter properties for Display 1

Bước 5: Một cửa sổ mới sẽ hiện ra trong tab Adapter bạn sẽ nhìn thấy dung lượng VRAM bên cạnh Dedicated Video Memory.

Trong phần Adaptor Type, chúng ta sẽ không thấy tên NVIDIA hoặc card đồ họa AMD nên cách này chỉ sử dụng để xem card màn hình onboard thôi nhé.

Xem VRAM bằng dxdiag.

Bước 1: Nhấn WIndows + R gõ vào dxdiag

Bước 2: Cửa sổ DirectX Diagnostíc Tool sẽ hiện lên. Bạn nhấn vào tab Display 1. Dung lượng VRAM on board sẽ hiện thị ở cạnh Display Memory (VRAM).

Bước 3: Xem thêm còn cửa sổ Display hoặc Render thì tích vào đây để xem VRAM card màn hình rời nếu có. Ví dụ laptop của mình sử dụng Card rời thì click vào Display 2.

Cách tăng VRAM cho máy tính Windows

Bạn muốn sử dụng các tác vụ cũng như hiển thị hình ảnh một cách tốt hơn nhưng không thể thay GPU. Có 2 cách khắc phục bằng cách tăng VRAM ảo trên máy tính sau đây:

Tăng VRAM qua Registry Editor

Registry Editor là một cơ sở dữ liệu dùng để lưu lại các thông số kỹ thuật cũng như những sự thay đổi cấu hình của Windows. Bạn có thể dùng Registry Editor để tăng VRAM như sau:

Bước 1: Ấn cùng lúc nút Startphím R trên bàn phím để khởi động hộp thoại Run. Hãy nhập từ “regedit” vào hộp thoại Run và ấn OK.

Bước 2: Hộp thoại Registry Editor xuất hiện. Hãy tìm thư mục con SOFTWARE trong thư mục lớn HKEY_LOCAL_MACHINE.

Bước 3: Tìm thư mục con Intel trong thư mục SOFTWARE. Click chuột phải trong thư mục Intel > Chọn New > Chọn Key và đặt tên thư mục mới tạo là GMM.

Bước 4: Click chuột phải trong thư mục GMM > Chọn New > Chọn DWORD (32-bit) Value và đặt tên “DedicatedSegmentSize” cho định dạng.

Bước 5: Click đúp chuột vào định dạng vừa đặt tên. Tại đây, nhập mức VRAM bạn muốn tăng trong khoảng từ 0 đến 512 trong mục Value data. Cuối cùng, nhấn OK để hoàn thành tăng VRAM cho máy tính.

Tăng VRAM thông qua BIOS

BIOS là một phần mềm được tích hợp với phần cứng (phần sụn), được xem là chương trình được khởi chạy đầu tiên khi máy tính khởi động. Bạn có thể tận dụng BIOS để tăng VRAM như sau:

Bước 1: Khởi động lại máy tính của bạn.

Bước 2: Trong lúc máy tính khởi động, hãy bấm liên tục các phím F2, F5, F8 hoặc phím Del nhiều lần cho đến khi giao diện BIOS hiển thị trên màn hình.

Bước 3: Bạn hãy tìm menu Cài đặt đồ họa, Cài đặt video hoặc Dung lượng VGA tùy theo dòng máy bạn đang sử dụng hiển thị. Bạn thường tìm thấy nó trong menu Cấu hình nâng cao (Advanced Displays).

Bước 4: Chọn mức VRAM mà bạn muốn, sau đó lưu và khởi động lại máy tính.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp được cho bạn kiến thức về Vram và cách tăng Vram cho máy tính của bạn.

Pc Tools chúc các bạn thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *