Thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp cần chú ý điều gì?

Mỗi doanh nghiệp cho dù là đang bắt đầu gia nhập thị trường hay đã và đang kinh doanh online thì đều biết rằng: việc sở hữu một website bán hàng online chuyên nghiệp là điều mang ý nghĩa quan trọng như thế nào trong việc việc quyết định hiệu quả kinh doanh online của doanh nghiệp.

Thế nhưng mà, vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp đang phải loay hoay với bài toán thiết kế website bán hàng online sao cho thật chuyên nghiệp, hiệu quả. Hoặc thậm chí đã phải thiết kế,chỉnh sửa lại rất nhiều lần nhưng vẫn chưa thể đạt được tiêu chuẩn. Tất nhiên, sẽ không có bất kì một quy định nào nói rằng website của bạn sẽ được nâng cao vị thế khi thực hiện theo nhưng có những điểm quan trọng mà bạn cần phải chú ý đến, thậm chí không nên bỏ qua khi muốn thiết kế website bán hàng online.

Định nghĩa về Website bán hàng

Để có thể sở hữu một website bán hàng hiệu quả và tạo ra thật nhiều lợi nhuận cho mình, trước tiên, bạn cần phải hiểu một cách chính xác website bán hàng là gì?

Website bán là một địa chỉ online, nơi mà người bán có thể giới thiệu và bán sản phẩm của mình và người mua nếu có nhu cầu có thể tự do truy cập vào địa chỉ online đó (website) để tìm đọc thông tin và mua sản phẩm phù hợp với mình.

Một website bán hàng có thể kinh doanh nhiều mặt hàng đa dạng, từ nhiều đơn vị phân phối khác nhau và được phân thành các gian hàng. Tất cả các gian hàng, sản phẩm được bán tại đây đều phải chịu sự giám sát và quản lý của đơn vị cung cấp website bán hàng.

Ở một quy mô nhỏ hơn, website bán hàng có thể là một trang mạng phân phối và giới thiệu sản phẩm của một công ty nào đó lập nên và quản lý.

Hiện nay, bất kỳ cửa hàng nào cũng đều có một website bán hàng cho mình, ta kể đến các website tiêu biểu như thegioididong.com, fptshop.com.vn, kiotviet.vn,… Đến đây, bạn chắc hẳn đã hiểu rõ hơn website bán hàng là gì rồi phải không?

Tầm quan trọng của Website bán hàng đối với việc kinh doanh

Tiếp cận nguồn khách hàng khổng lồ

Tính đến năm 2017, Việt Nam có hơn 50 triệu người sử dụng internet và tăng trưởng 6% mỗi năm. Trong số đó, có đến 58% số người truy cập vào các trang thương mại điện tử để tìm kiếm thông tin và mua sản phẩm cho mình. Đây là nguồn khách hàng khổng lồ đang chờ bạn khai thác.

Hơn nữa, việc truy cập website bán hàng không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý, nghĩa là bạn có thể không chỉ bán hàng tại Việt Nam, nếu mặt hàng của bạn đủ tốt, bạn còn có thể tiếp cận và bán hàng cho các khách hàng ở khắp nơi trên thế giới.

Gia tăng doanh thu hiệu quả

Website bán hàng cho phép hàng hóa của bạn tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, giới thiệu chi tiết được về sản phẩm, lượng khách hàng có nhu cầu truy cập nhiều hơn và chẳng có lý do gì mà bạn không thể nghĩ đến một điều tốt đẹp rằng bạn sẽ dễ dàng tăng được doanh số bán hàng của mình.

Theo một khảo sát của Cục TMĐT và CNTT năm 2016, thương mại điện tự đang tăng trưởng mạnh (25% so với năm 2015) và đã chiếm 60% lượng mua hàng trực tuyến tại Việt Nam.

Thể hiện hình ảnh chuyên nghiệp

Thử nghĩ rằng, nếu bạn sở hữu một cửa hàng kinh doanh, khách hàng đi ngang qua cửa hàng của bạn và có nhu cầu với sản phẩm của bạn.

Nhưng sẽ thế nào nếu khách hàng không tìm thấy được website bán hàng cung cấp thông tin về sản phẩm của bản ở trên mạng internet, họ có thể tin tưởng nhiều về bạn và có đánh giá cao độ chuyên nghiệp về cửa hàng kinh doanh của bạn không.

Tóm lại là nếu doanh nghiệp bạn đang sở hữu một website bán hàng chuyên nghiệp thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bạn đang sở hữu những lợi thế sau:

  • Xây dựng và phát triển thương hiệu
  • Tạo lập, kiểm soát và tìm kiếm khách hàng
  • Hỗ trợ tư vấn và chăm sóc khách hàng mọi lúc mọi nơi
  • Có cơ hội liên kết và hợp tác với các doanh nghiệp khác
  • Tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa lợi nhuận của doanh nghiệp
  • Giúp tương tác giữa người mua và người bán thuận lợi, nhanh chóng hơn
  • Cung cấp thông tin sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến với khách hàng
  • Khách hàng có thể lựa chọn sản phẩm theo mong muốn và tiết kiệm thời gian lựa chọn, thử sản phẩm tại cửa hàng.

Cấu trúc và những nội dung cơ bản mà một website bán hàng chuyên nghiệp cần có

Cấu trúc mà một website bán hàng chuyên nghiệp cần có

Có thể khẳng định rằng, không có cấu trúc nội dung nào có thể áp dụng cho tất cả các trang web bán hàng. Nhưng vẫn có những yếu tố giúp bạn định hình cấu trúc nội dung website dễ dàng và hiệu quả hơn.

Tiêu đề thu hút sự chú ý

Tiêu đề của trang web bán hàng cần thu hút sự chú ý của khách truy cập và ngay lập tức gây ấn tượng tốt với họ. Nó cần xác định được vấn đề khách hàng quan tâm nhất và khích thích họ tìm hiểu thêm tại phần nội dung chi tiết. Các tiêu đề bài bán hàng cũng cần thể hiện được những lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được khi mua những gì website bán.

Tiêu đề phụ cung cấp thêm thông tin và định hướng

Nếu như tiêu đề lớn để thu hút sự chú ý thì tiêu đề phụ có vai trò định hướng thực tế. Mỗi tiêu đề phụ sẽ đại diện cho một ý nhỏ, giải thích và làm rõ hơn những điều được nêu ra trong tiêu đề chính. Tiêu đề phụ cần được đặt sao cho khiến khách truy cập tin tưởng rằng lời hứa mà bạn đưa ra ở dòng tiêu đề thực sự có thể thực hiện.

Nói chung, tiêu đề nói đúng vào vấn đề của người dùng và tiêu đề phụ sẽ cung cấp các manh mối thực tế về cách sản phẩm/dịch vụ đạt được kết quả.

Đoạn văn ngắn

Một trang web bán hàng có thể dài, nhưng đừng khiến khách truy cập phải đọc cả ngàn chữ chỉ để biết nó có phải là thứ họ muốn không! Hãy cấu trúc nội dung của bạn bằng các đoạn văn ngắn gọn, rõ ràng và súc tích. Mỗi đoạn văn nên có mục đích rõ ràng và làm rõ một hoặc số ít vấn đề nhất định.

Gạch đầu dòng hấp dẫn

Nếu đó không phải một câu chuyện hay một nội dung thú vị thì hầu hết mọi người đều yêu thích danh sách và các gạch đầu dòng hơn là những đoạn văn bản dày đặc. Lý do là bởi các ý gạch đầu dòng có thể dễ dàng phân tích và xử lý thông tin. Do đó, nếu bạn không phải bậc thầy trong việc thu hút sự chú ý thông qua các câu chuyện, đừng đắn đo mà hãy lựa chọn ngay cách trình bày dưới dạng gạch đầu dòng để thu hút đối tượng mục tiêu vào nội dung của mình. Với mỗi gạch đầu dòng mà khách truy cập đọc, bộ não của họ sẽ tự nhiên hình thành suy nghĩ có nên mua hay không và tăng cơ hội chuyển đổi cho trang web.

Khẳng định sự chuyên nghiệp

Tại sao các bác sĩ trên khắp thế giới lại mặc áo blouse? Vì nó rất dễ nhận ra và là dấu hiệu đặc trưng của cơ quan y tế. Tương tự, bạn cũng phải thể hiện được “áo khoác trắng” trên website bán hàng của mình. Cho khách truy cập biết tại sao họ nên lắng nghe bạn? Tại sao nên mua hàng ở website của bạn thay vì website khác? Bạn có vị thế gì trong lĩnh vực của mình? Website đã được đề xuất bởi các nguồn tin cậy chưa? Trang web của bạn đã phục vụ những khách hàng nổi tiếng chưa?…

Nội dung website cần phải hiển thị thông tin xác thực và bằng chứng về khả năng của doanh nghiệp thông qua một loạt các loại tín hiệu để khiến khách hàng tin tưởng.

Bằng chứng xã hội

Khách truy cập, đặc biệt là người có ý định mua hàng luôn muốn biết đánh giá của những người mua hàng trước về sản phẩm của bạn. Thu thập và hiển thị những lời đánh giá mạnh mẽ nhất từ những khách hàng trước đây lên trang web bán hàng của bạn. Bằng chứng xã hội có thể không phải là lý do chính khiến mọi người mua một sản phẩm, nhưng nó có thể là động lực mạnh mẽ khiến người dùng ra quyết định.

Kêu gọi hành động

Lời kêu gọi hành động (CTA) có lẽ là yếu tố quan trọng nhất trên trang web bán hàng của bạn. CTA cho khách truy cập biết họ cần phải làm gì trên website: gọi cho bạn, mua ngay hôm nay hay đăng ký để nhận ưu đãi… Đừng để mọi người phải đoán điều họ nên làm trên website của bạn!

CTA cần được bố trí hợp lý trên khắp trang web, đừng bắt khách truy cập phải cuộn một đoạn dài mới thấy CTA hay thêm nó vào cuối mỗi đoạn văn. Việc xác định vị trí thích hợp của CTA cần phải nghiên cứu và tính toán cẩn thẩn dựa trên cách người dùng tương tác trên web.

Nội dung cơ bản mà một website bán hàng chuyên nghiệp cần có

Trong phần này, chúng tôi muốn điểm qua 3 khu vực được truy cập nhiều nhất trên trang web bán hàng của bạn và gợi ý về cấu trúc nội dung để có hiệu quả tối đa.

Trang chủ

Dòng tiêu đề ở phần header đảm bảo rõ ràng và đi vào trọng tâm

Bao gồm lời chứng thực của khách hàng theo cấu trúc:

  • Những lợi ích hữu hình và cụ thể đã được hưởng khi sử dụng sản phẩm.
  • Những thách thức mà khách hàng phải đối mặt trước khi khám phá ra giải pháp của bạn

Trang giới thiệu

Có 2 yếu tố không thể bỏ qua khi cấu trúc nội dung trang giới thiệu:

  • Kể câu chuyện về doanh nghiệp của bạn
  • Giới thiệu về những thành viên chủ chốt của doanh nghiệp.

Trang sản phẩm

Cho dù bạn đang bán một sản phẩm thực, một dịch vụ đi kèm hay một trải nghiệm ảo, thì phần mô tả sản phẩm của bạn phải đủ hấp dẫn để người đọc thực hiện hành động.

Hầu hết các trang web đều có phần mô tả sản phẩm nghèo nàn, chỉ nêu rõ sản phẩm cung cấp những gì mà không đi sâu hơn vào lý do thực sự thúc đẩy khách mua hàng. Hơn cả thông tin chi tiết về sản phẩm, khách truy cập muốn biết về kết quả, nó có thể làm gì cho cuộc sống của họ.

Các chức năng cần thiết của một website bán hàng chuyên nghiệp

Chức năng cung cấp thông tin

Bao gồm như hình ảnh sản phẩm, gallery ảnh về sản phẩm, video sản phẩm (nếu có), quay 360 độ sản phẩm giá bán, giá khuyến mãi, mã sản phẩm, số lượng tồn kho, mô tả sản phẩm, đánh giá sản phẩm … đây là chức năng cơ bản mà website phải đáp ứng được. Thông tin cần được trình bày hợp lý, logic thù mới thu hút được khách hàng.

Chức năng tìm kiếm sản phẩm

Khi mua sản phẩm, dịch vụ, tìm kiếm thông tin về nó là nhu cầu cơ bản của con người. Do đó, chức năng này chỉ là bước đệm trong quá trình bán hàng.

Chức năng đặt hàng và giao hàng

Sau quá trình tìm kiếm và lựa chọn hàng hóa, người mua sẽ đi đến quyết định mua hàng. Đây là hành vi khách hàng quyết định sản phẩm của công ty đã bán được hay chưa. Do đó, chức năng này vô cùng quan trọng.

Chức năng quản lý kho hàng

Kho hàng phải được quản lý kiểm tra thường xuyên nhằm đảm bảo về số lượng, chất lượng hàng hóa, hàng tồn kho, hết hàng hay hàng hết hạn sử dụng để trao đổi và giao hàng hợp lý.

Chức năng quản lý khách hàng

Khách hàng trên website được quản lý, kiểm soát chặt chẽ hơn thông qua các tiện ích. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể thống kê lượng khách truy cập website, lượng khách mua hàng, hủy đơn… một cách nhanh chóng và chính xác.

Chức năng thanh toán

Đây là yếu tố quan trọng trong việc bán hàng trên website. Thanh toán phải đa dạng về hình thức để khách hàng có nhiều lựa chọn phù hợp với từng mặt hàng.

Chức năng hỗ trợ trực tuyến

Chăm sóc khách hàng trên website dễ dàng và thuận tiện hơn là các mạng xã hội và mạng viễn thông. Website nào tương tác tốt, thân thiện và nhiệt tình thì sẽ thu hút khách hàng hơn.

Chức năng quảng cáo

Website phải luôn quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Logo, banner, slogan của doanh nghiệp phải được ưu tiên hơn cả.

Chức năng bảo mật

Đây là một tính năng mới nhưng rất được nhiều người quan tâm. Website khai thác quá nhiều thông tin người tiêu dùng không cần thiết khiến họ  lo lắng bị đánh cắp thông tin. Cung cấp nhiều thông tin qua nhiều bước mất nhiều thời gian, rườm rà, và làm giảm sự hứng thú trong việc mua hàng.

Thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp cần lưu ý những gì?

Chú ý tới các yếu tố chuẩn SEO

Đây là điều vô cùng quan trọng, website bán hàng online của bạn chỉ có thể lên top nên như được tối ưu chuẩn SEO một cách cẩn thận. Vì vậy, ngay từ đầu, bạn phải đảm bảo một cách chắc chắn rằng website của bạn ngoài việc đảm bảo các yếu tố về giao diện, chức năng còn phải đảm bảo được tối ưu cho SEO. Một gợi ý là bạn có thể lựa chọn đơn vị cung cấp cả dịch vụ SEO và thiết kế website vì họ sẽ am hiểu về vấn đề này.

Tối ưu hóa tốc độ

Tốc độ xử lý phải là tối ưu nhất giúp quá trình mua sắm của khách hàng được liên tục, kịp thời và không bị gián đoạn.

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

Tìm kiếm là chức năng quan trọng của website. Chức năng này cần được nâng cấp tối đa, tốc độ xử lý thông tin phải nhanh để khách hàng không phải chờ đợi trong việc tìm mua sản phẩm. Công cụ tìm kiếm nên tích hợp với bộ lọc để đạt hiệu quả tìm kiếm tối ưu nhất

Hỗ trợ thanh toán trực tuyến

Đây là điều bạn cần nghĩ tới khi bắt đầu lên kế hoạch thiết kế website bán hàng online. Một web bán hàng online nhất thiết cần phải có chức năng hỗ trợ thanh toán trực tuyến. Đối với nhiều khách hàng họ có thói quen thanh toán online ngay lập tức để sở hữu món hàng ngay. Nếu không có chức năng này, sẽ là một yếu tố cản trở khách hàng mua hàng.

Tốc độ tải trang

Sẽ chẳng có khách hàng đủ kiên nhẫn để chờ đợi website của bạn ì ạch load từng chút một. Vậy nên bạn phải tìm cách tối ưu toàn bộ trang web của mình sao cho tốc độ tải trang đạt mức tối ưu nhất.

Chú trọng tới điều hướng website

Bạn cần phải đảm bảo khách hàng có thể di chuyển bất kì trang nào mà khách hàng muốn: quay lại sản phẩm trước, xem thêm sản phẩm tương tự, xem các sản phẩm có mức giá dự định, trở về trang chủ,… Tất cả các link trên website cần được đảm bảo có thể click được nếu như bạn không muốn khách hàng cảm thấy khó chịu khi liên tục gặp phải những link chết. Ngoài ra, nếu thực hiện tốt cả 2 điều trên sẽ đảm bảo ko gây cản trở cho robot của công cụ tìm kiếm.

Website cần phải có các bộ lọc sản phẩm, mức giá cả hay thương hiệu, …để tạo sự thuận tiện cho khách hàng trong quá trình tìm kiếm sản phẩm theo nhu cầu của mình một cách nhanh chóng.

Liên kết với các mạng xã hội và hiển thị được trên smartphones

Mạng xã hội cũng là công cụ bán hàng hữu hiệu, nhà lãnh đạo cần kết hợp cả hai yếu tố này để mở rộng thị trường, kích thích mua hàng cũng như đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương hiệu.

Công cụ hỗ trợ khách hàng trực tuyến

Sẽ xảy ra những trường hợp khách hàng đang thăm quan website và có những thắc mắc mà muốn được giải đáp một cách ngay lập tức. Một công cụ bật ra với lời gợi ý tư vấn sẽ gây được thiện cảm với khách hàng, làm cho khách hàng cảm thấy mình được quan tâm một cách kịp thời.

Tối ưu phần tùy chọn của sản phẩm

Sản phẩm của bạn có nhiều kích cỡ, màu sắc hoặc kiểu khác nhau? Hãy đảm bảo người mua hàng dễ dàng lựa chọn giữa các tùy chọn của bạn.

Bằng cách xem hiển thị ảnh của từng tùy chọn song song, người mua sắm có thể đưa ra quyết định nhanh hơn về loại sản phẩm họ muốn mua.

Tối ưu breadcrumbs

Theo một nghiên cứu của Viện nghiên cứu Baymard, các trang web thương mại điện tử phải có hai loại đường dẫn: Đường dẫn phân cấp và đường dẫn dựa trên lịch sử truy cập web.

Đây được gọi là các breadcrumbs, nơi tập hợp nhiều liên kết (đường link) phân cấp, giúp cho người xem có thể biết được mình đang ở vị trí nào trên website.

Breadcrumbs có cấu trúc như sau:

  • Trang chủ > Chuyên Mục (hoặc thẻ Tag) > Trang con
  • Trang chủ > Trang đã xem thứ nhất > Trang đã xem thứ hai > …

Trên thực tế, khi truy cập vào website, nếu không có đường dẫn phân cấp, sẽ rất khó cho người mua sắm xem qua các bộ sưu tập sản phẩm. Nó giống như sử dụng nút “Back” của trình duyệt của bạn vậy… khi không có nó, bạn đang bị mắc kẹt và loay hoay không biết phải làm gì trên trang website này cả.

Hãy nhớ rằng người mua sắm có thể truy cập vào các trang sản phẩm của bạn theo nhiều cách khác nhau. Đôi khi, họ sẽ cần tìm các sản phẩm có liên quan khác trong cùng một danh mục và đôi khi họ sẽ muốn quay lại kết quả tìm kiếm trước đó. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là sử dụng cả đường dẫn phân cấp và đường dẫn lịch sử dựa trên các trang sản phẩm của bạn.

Thêm vào danh sách yêu thích

Đây có thể xem là một tính năng quen thuộc và hữu ích mà bạn có thể bắt gặp trong bất kì trang thương mại điện tử nào. Việc cho phép khách hàng lưu lại các sản phẩm mình cần, có ấn tượng nhưng chưa mua ngay sẽ giúp họ nhớ về chúng nhiều hơn.

Bên cạnh việc thiết lập tính năng này trong trang sản phẩm, bạn cũng nên đính kèm vào đó một số tính năng nhắc nhở khách hàng về danh sách họ đã lưu hoặc tiến hành gửi email marketing liên quan đến sản phẩm đó.

Hiển thị lượt xem, lượt thích

Khi thiết kế website bán hàng, cụ thể là thiết kế các trang sản phẩm, bạn có thể quan tâm đến yếu tố lượt xem, lượt thích của khách hàng đối với sản phẩm. Nếu nói về lượt mua, sẽ hơi khó cho bạn vì rất có thể trong giai đoạn đầu bạn chưa bán được nhiều sản phẩm, hiển thị lượt mua hàng sẽ là một điểm bất lợi. Tuy nhiên đối với lượt xem, lượt thích thì lại khác. Bạn có thể hiển thị lượt người đã xem sản phẩm, lượt like cho sản phẩm đó.

Nếu bạn có số lượt xem tốt trên trang sản phẩm của mình, hãy hiển thị số lượt xem đó! Bạn thậm chí có thể thêm khả năng cho người mua sắm vào các sản phẩm “thích” và hiển thị những con số đó.

Đăng tải video

Trên nhiều kênh thương mại điện tử lớn và phổ biến hiện nay như Shopee, Lazada… họ cho phép các shop bán hàng đăng tải video trong trang miêu tả để hiển thị rõ hơn các sản phẩm của mình đến với người dùng.

Trên thực tế, nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng các sản phẩm có hình ảnh, video đính kèm thường thu hút và nhận được nhiều lượt đặt hàng hơn các sản phẩm không có video.

Trên đây là những chia sẻ của Pc Tools về những vấn đề cần chú ý khi thiết kế website bán hàng chuyên nghiệp. Hy vọng rằng những chia sẻ này có thể giúp doanh nghiệp của thành công trong việc thu hút khách hàng qua website.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *